Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

"Mùa" làm thêm
#1

Những ngày cuối năm là khoảng thời gian bận rộn của khá nhiều bạn sinh viên.
Ngoài chuyện ra sức học hành để chuẩn bị bước vào kì thi cuối kì, nhiều bạn còn dành thời gian, công sức để đi làm thời vụ bởi thời gian này có rất nhiều công việc làm thêm cho các ét-vê.
Một số lượng công việc lớn
Một trong những địa điểm uy tín trong việc giúp tìm kiếm việc làm thêm cho sinh viên là trung tâm hỗ trợ sinh viên (33, Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM). Cũng như mọi năm, trung tậm nhận được hàng ngàn yêu cầu tuyển nhân viên của các công ty, xí nghiệp, nhà hàng…Có rất nhiều công việc để phục vụ nhu cầu làm thêm của sinh viên, trong đó chủ yếu là việc làm thời vụ và bán thời gian. Khoảng thời gian này không khí dự tuyển, đăng kí tuyển dụng diễn ra rất nhộn nhịp ở trung tâm. Sinh viên mong kiếm cho mình một công việc thích hợp, những công việc như lễ tân, phục vụ, bán hàng, gói quà…thường thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên vì tính năng động về thời gian.
Ở những trung tâm giới thiệu việc làm khác cơ hội việc làm cũng tăng lên so với những ngày thường, trong đó có nhiều việc với mức lương cao và có trợ cấp. Ngoài ra trên các trang web, mỗi ngày đều xuất hiện thêm nhiều đầu việc mới với nhiều việc làm thêm hấp dẫn như thu ngân, bán vé ở rạp chiếu phim, tư vấn bán hàng…Công việc “hot” nhất mùa tết này là phụ bán hàng, gói quà, kiểm hàng ở các siêu thị, bán hàng thời trang, giới thiệu sản phẩm, dẫn chương trình, PG…Với nhiều đầu việc và số lượng công việc nhiều như vậy, chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm thêm mùa tết của nhiều bạn sinh viên.
Và những lý do
Kiếm việc làm thêm trong những dịp cuối năm, lý do chủ yếu của nhiều sinh viên là mong muốn tăng thêm thu nhập, trang trải học phí và có thêm tiền tiêu tết. Sau một thời gian khảo sát, Thìn, sinh viên đại học Sư phạm TP. HCM mới tìm cho mình một công việc phù hợp. Với ưu thế về chiều cao nên Thìn xin vào làm phục vụ ở một nhà hàng chuyên thức ăn hải sản ở Tân Bình. |"Mặc dù làm phục vụ khá cực nhưng vì nhà hàng này gần phòng trọ và làm việc vào buổi tối, nên mình có thể sắp xếp thời gian đi học chính và học thêm Anh văn. Nhà ở tận Hà Nam nên lý do chính vẫn là kiếm được một xuất vé về quê ăn tết”, Thìn cho biết.
Với nhiều kinh nghiệm do đã đi làm thêm từ năm nhất nên cô bạn Nhi sinh viên năm 4, ĐH Hùng Vương không mấy khó khăn khi kiếm cho mình một việc làm phù hợp. Theo Nhi thời gian này có nhiều công việc cho mình lựa chọn và mức thù lao khá hậu hĩnh. Không phải lo lắng chuyện tàu xe ngày tết do nhà gần, mục đích chính của Nhi là kiếm thêm vốn cho công việc kinh doanh của mình.
Một số sinh viên, vì hoàn cảnh khó khăn nên không thể về quê sum họp gia đình nên đành phải ở lại. Vì thế nên nhiều bạn cũng đi kiếm cho mình một việc làm ngày cuối năm. Dự, nam sinh viên trường ĐH Bách Khoa quyết định tết này không về. Dự tậm sự: “Nhà mình ở tận Nam Định, gia đình chỉ làm nông nghiệp, khó khăn lắm. Hơn nữa bố mình vẫn đang làm công nhân ở Vũng Tàu nên mình quyết định tết này không về mà sẽ xuống ăn tết cùng bố và họ hàng ở Vũng Tàu”. Đi cùng Dự là Khang, bạn học cùng lớp, Khang cho biết: “Do nhà gần nên tết này mình không về, mình sẽ đăng kí đi tình nguyện để tìm kiếm trải nghiệm mới. Do thời gian được nghỉ để ôn thi khá rảnh nên mình đi làm thêm cho đỡ chán và lấy kinh nghiệm”. Đó là những lý do chính thúc đẩy nhiều sinh viện đi tìm việc. Ngoài ra còn có những lý do khá ngộ nghĩnh như với Hương (ĐH Văn Lang) do vừa đánh mất chiếc xe đạp nên cũng cố gắng kiếm cho mình một công việc mặc dù trước giờ chưa từng đi làm thêm, Hương nói: “Do trước giờ chưa đi làm thêm bao giờ nên mình đang nhờ đứa bạn kiếm giùm mình một công việc để bù lại cho chiếc xe mất của mình”...
Cùng những khó khăn
Cho dù có rất nhiều công việc trong “mùa” làm thêm này, nhiều bạn thậm chí còn “chạy sô” cho nhiều việc, tuy nhiên để có thể kiếm một việc ưng ý cũng không hoàn toàn dễ dàng. Hai bạn Dự, Khang sau một hồi hoa mắt với những thông tin về việc làm đành chán nản ra về khi vẫn chưa kiếm được việc nào thích hợp. “Toàn là những công việc ở trung tâm thành phố, mà bọn mình ở tận Thủ Đức, không có phương tiện đi lại, đi xe bus thì tối cũng đâu có xe về. Hơn nữa phần lớn công việc bọn mình không thể sắp xếp được thời gian. Còn những việc khác thì yêu cầu ngoại hình hay giỏi ngoại ngữ, mà những yêu cầu đó thì lại không đủ tự tin đăng kí” - hai bạn cho biết. Nhiều công việc còn đòi hỏi phải thi tuyển một số kỹ năng thì mới được nhận vào làm chính thức. Cho dù chỉ là công việc phục vụ, nhưng Hậu (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) cũng phải thi cách bưng bê, phục vụ khách hàng để được nhận vào làm việc ở một nhà hàng của người nước ngoài trên đường Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Hậu chia sẻ “Mình chọn nhà hàng này để làm thêm cho dù phải thi tuyển vì có thể làm bất cứ khi nào rảnh chứ không có một thời gian cố định như những nơi khác”. Hậu cho biết thêm: “Nếu làm vỡ một cái ly hay cái dĩa sẽ phải đền bù từ 70-90 ngàn trong khi một ca mình chỉ được có 60 ngàn. Trước giờ mình đã làm vỡ đến hai cái đĩa và một cái ly”...
Bên cạnh đó, cuối năm cũng là lúc sinh viên bước vào kì thi cuối kì, nên nếu đi làm thêm nhiều bạn chấp nhận học hành sa sút, như cô bạn Nhi đành phải bỏ dở những buổi học cuối cho nên vẫn chưa biết mình sẽ học những phần gì, nội dung ôn tập như thế nào. Nhi nói: “Cái khó khăn chính vẫn là tìm kiếm được một công việc phù hợp với lịch học”...
Cho dù gặp phải một số khó khăn, nhưng nhiều bạn vẫn cố gắng tìm một việc làm cho bản thân mình. Đó thực sự là những điều nên làm vì không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống mà còn giúp các bạn tích lũy thêm vốn sống, kinh nghiệm và hành trang vững chắc khi ra trường.


Trần Như Quỳnh

--->Hãy nói yêu
NHƯNG: Đừng có "ngu" mà nói yêu mãi mãi!!
Trả lời


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách