Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Sổ tay vận hành lò 20-f-01 ( lò gia nhiệt, cụm mini )
#1

SỔ TAY VẬN HÀNH
LÒ 20-F-01 ( LÒ GIA NHIỆT )
( CỤM MINI )
Chương I : Mô tả quy trình công nghệ
I Giới thiệu
Lò 20-F-01 là loại lò gia nhiệt cao ( nhiệt độ tối đa là 3750C ) , giữ vai trò cấp nhiệt cho quá trình chưng cất của hệ Mini . Quá trình cung cấp nhiệt gián tiếp nhờ dầu tải nhiệt và diễn ra trong hai quá trình :
+ Quá trình trao đổi nhiệt ( trao đổi nhiệt đối lưu và bức xạ nhiệt ) giữ dòng dầu tải nhiệt gylotherm và nhiệt sinh ra do quá trình cháy nhiệt liệu trong lò .
+ Quá trình trao đổi nhiệt giữa dòng dầu tải nhiệt với dòng nhập liệu của hệ Mini ở trao đổi nhiệt 20-E-12
Hệ thống lò bao gồm
· Lò gia nhiệt trụ đứng đốt bằng vòi phun , trang bị bình giản nở và bình xả
· Thiết bị vòi đốt phun và các phụ kiện đi kèm
· Các thiết bị báo động an toàn và điều khiển tự động
· Hệ thống các van , đường ống , bồn chứa
· Hệ thống bơm
· Tủ điện điều khiển
Lò có thể sử dụng được nhiên liệu đốt dầu nặng ( mazut ) và dầu nhẹ ( DO ) . Thực tế chỉ sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO .
Sự hoạt động của lò phụ thuộc vào hoạt động của chế độ nhiệt của hệ chưng cất Mini . Mọi thay đổi về thông số hoạt động của lò phải đảm bảo an toàn , ổn định và cung cấp đầy đủ nhiệt cho quá trình .
II SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
III MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Các quá trình công nghệ
1 . dòng nhiên liệu DO
- Dòng DO từ bồn chứa B-03/04 được bơm cao áp 20-EP-02-A/B hút vào bình tách khí và được đưa đến béc phun . Tại đây , áp suất và lưu lượng dầu được khống chế bởi đĩa chỉnh có một lưỡi chỉnh bằng cam ( dược gọi là là cam nhiệt ) nếu áp suất dầu vào quá lớn ( lớn hơn giá trị gán là 30 bar ) thì sẽ tắt và sẽ báo sự cố vòi phun .
- Phần đầu dư còn lại khi vào béc sẽ theo đường ống hoàn lưu quay trở lại đầu hút ủa bơm cao áp tại bình tách khi . Dòng hoàn lưu này luôn được duy trì với áp suất luôn lớn hơn 8 bar , nhờ 1 van an toàn có giá trị gán là [FONT=&quot]r[/FONT]P =1,8 bar ( độ chênh lệch áp ở hai phía của van cô lập dòng hoàn lưu ) được gán trên dòng hoàn , nhằm đảm bảo an toàn cho điều kiện làm việc của hệ nhiên liệu dàu mazut . Nếu áp suất dòng hoàn lưu lớn hơn 8 bar sẽ gây nên “ SỰ CỐ VÒI ĐỐT “ và làm tắt lò .
Ở giữa dòng hoàn lưu và dòng nhiên liệu đi vào có một van điện từ nằm phía sau bình tách khí và phía trước Soupape của dòng hoàn lưu , sự đóng mở của van này sẽ kéo theo sự đóng mở của hai van tương ứng trên đường hoàn lưu và dòng nhiên liệu vào lò . trong lúc hệ đang hoạt động bình thường , nếu mở cánh van này sẽ làm tắt lò và báo “ SỰ CỐ VÒI ĐỐT “ , sự đóng mở van này chỉ khi có sự cần thiết vệ sinh tuyến ống .
Lưu lượng không khí được đưa vào lò nhờ quạt gió phía nóc lò và được điều chỉnh tỉ lệ thích hợp với lưu lượng dòng nhiên liệu DO nhờ nối với cánh tay đòn điều khiển của cửa gió thông qua đĩa cam chỉnh . Lượng không khí đưa vào lò nhằm tham gia vào quá trình đốt nhiên liệu được kiểm tra bởi một công tắc kiểm tra lưu lượng không khí vào bec và được gán ở giá trị 5 Kpa . Trong trường hợp lưu lượng không khí vào không đủ , sẽ có báo “ SỰ CỐ VÒI ĐỐT “ và tắt lò , để tránh trường hợp không đốt hết nhiên liệu gây lãng phí và ô nhiễm môi trường .
-Nhiên liệu đưa vào lò thông qua bec phun nhằm tạo ra quá trình tán sương , cùng với tác nhân không khí ở trên sẽ tạo ra một hỗn hợp cháy vá sẽ bắt cháy khi được mồi lửa nhờ bộ phận đánh lửa . nhiệt lượng cung cấp cho dầu tải nhiệt đi trong các ống nhờ quá trình trao đổi bức xạ nhiệt và đối lưu nhiệt .
- Phần không khí dư và khí thải sau khi đốt theo ống khói đi ra ngoài nhờ vào sự chênh lệch áp suất trong lò và miệng ống khói . Để kiểm tra nhiệt độ khói thải và hiệu suất hệ thống vòi đốt phun , một thiết bị đo và báo nhiệt độ an toàn khói thải ( Stb ) được gắn trên đường ống thông giữa ống khói và thềm lò ở nhiệt độ an toàn cho phép là 4000C , vượt quá nhiệt độ này lò sẽ báo sự cố “ NHIỆT ĐỘ KHÓI CAO “ làm tắt lò .
2. Dòng dầu tải nhiệt
2.1 Dòng dầu tải nhiệt tuần hoàn
Quá trình tuần hoàn dầu tải nhiệt trong hệ nhờ vào bơm tuần hoàn 20-F-01-A/B . Dầu tải nhiệt được bơm đẩy vào lò trước khi đi vào lò . Dòng này được đi vào 6 ống và đi theo 3 lớp vòng trong lò , nhằm tăng thêm diện tích bề mặt trao đổi nhiệt , dẫn đến tăng hiệu suất trao đổi nhiệt qua quá trình đối lưu và bức xạ nhiệt .
Nhiệt độ của dầu tải nhiệt khi ra khỏi lò được giới hạn ở 3850C cho mỗi ống nhờ các thiết bị an toàn nhiệt độ ( Stb ) , nếu vượt qua nhiệt độ này sẽ có báo động “ SỰ CỐ ỐNG “ và làm tắt lò . Các dòng này khi vừa ra khỏi lò được nhập chung vào một ống và nhiệt độ của dòng này sẽ được khống chế bởi giá trị gán ở TIC ( hiển thị ở tủ điều khiển ) . Tùy theo yêu cầu vận hành , nhiệt độ giới han của dòng này ở giá trị là 3750C .
Để đảm bảo hoặc lưu lượng dầu tối thiểu đi trong ống hoặc lưu lượng dầu đi trong ống không vượt quá công suất thiết kế của lò , một thiết bị tự động chênh lẹch áp ( FIAL ) được gắn trên dòng đi của dầu tải nhiệt . Độ chênh lệch này cho phép nằm trong khoảng 0,02 bar đến 0,4 bar và lò sẽ có báo động sự cố “ HOÀN LƯU XẤU “ và làm tắt lò nếu vượt ra ngoài khoảng giá trị trên .
Do có sự tăng giảm nhiệt độ trong quá trình vận hành nên sẽ có sự tăng giảm về V và P dầu tải nhiệt trong đường ống , tạo ra sự chênh lệch P trong đường ống và bình giản nở . Để cân bằng quá trình này một đường ống nối giữa đường đi dầu tải nhiệt và bình giản nở nhằm đảm bảo V lỏng trong đường ống luôn được ổn định. Mặt khác đển giữ được một P an toàn cho dường ống khi có sự tăng đột ngột về P thường là do nhiệt độ dòng tăng quá cao hoặc khi các thiết bị tự động khác làm việc khoogn chính xác , một van an toàn P được gán trên đường ống này có giá trị là 3,8 bar , van này sẽ mở khi có sự chênh lẹch P giữa dòng dầu tải nhiệt và bình giãn nở cao hơn 3,8 bar .
Sau khi ra lò , dòng dầu tải nhiệt tiếp tục đi đến trao đổi nhiệt 20-E-12 cung cấp nhiệt lượng cho dòng nguyên liệu của hệ chưng cất Mini . Tại đây , lưu lượng dòng dầu tải nhiệt được điều khiển bởi thiết bị TCV-802 , van này được điểu khiển bởi thiết bị tự động nhiệt độ TIC-802 gán ở giá trị 2750C nhằm giữ ổn định nhiệt độ dòng nhập liệu trước khi đi vào cột chưng cất 20-C-03 .
Trước khi vào trao đổi nhiệt 20-E-12 để đảm bảo có một áp suất an toàn cho thiết bị khi xảy ra việc van tự động TCV-802 đóng kín ( hoạt động không chính xác ) làm cho P trên đường ống tăng cao hoặc khi nhiệt độ của dòng dầu tải nhiệt tăng quá cao dẫn đến P quá lớn , người ta gắn một van tự động áp suất PCV-815 , được điều khiển bởi PIC-815 sẽ mở để cho dầu tải nhiệt quay trở về đầu hút của bơm tuần hoàn .
2.3 Bình giản nở , bình xả
Bình giản nở và bình xả được thông nhau bởi một đường ống xả tràn , khi mực dầu tải nhiệt ở bình giản nở dâng cao hơn chiều cao của chieuf cao của ống xả tràn ( xảy ra khi đang nạp dầu hoặ khi có sự xả về những lúc V của dòng dầu tải nhiệt ra khỏi lò quá lớn ) thì lượng dầu trong bình giản nở sẽ được xả về bình xả qua đường ống xả tràn . Trên đường ống này có một van xả khí được sử dụng để tách khử nước sau khi nạp dầu tải nhiệt .
Giữa bình giản nở và đường ống phía đầu hút của hai bơm tuần hoàn 20-FP-P01-A/B có một đường ống thông nhau nhằm bổ xung dầu tải nhiệt từ bình giản nở vào trong hệ tuần hoàn . Khi có sự hao hụt dầu tải nhiệt do rò rỉ hay khi có sự giảm nhiệt độ . Giữa đường xả và đường ống có một van xả nhanh tránh bị bộ báo động ( F&# *&# *tb ) . Bình thông van này luôn luôn đóng kín và sự đóng của van này mới cho phép lò đi vào hoạt động . Việc mở van này khi cần thiết có sự xả nhanh dầu tải nhiệt từ bình giản nở về bình xả khi hệ ngưng hoạt động . Nếu van này mở hay có sự cố rò rỉ qua van ( van đóng không kín ) , thì sẽ cắt điện nguồn cấp cho hẹ lò , lò ngưng hoạt động .
Một đường ống từ bên ngoài dùng để nạp khí nitơ vào hệ thống qua bình xả . Ở trên đường ống này có gắn thiết bị báo động về P với giá trị nhỏ nhất là 8,5 bar giá trị lớn nhất là 11,5 bar thì van an toàn cua bình mở . Nitơ trước khi vào hệ sẽ được đi qua hai thiết bị điều khiển áp suất Regulator với giá trị lớn nhất là 16 bar . Ap suất thiết kế cần thiết khi nạp vào hệ thống là 9 bar , với áp suất này nhằm tránh quá trình tạo hơi khi nhiệt độ dòng dầu tải nhiệt tăng lên cao và việc phải dùng khí nitơ trong hệ là do khí này kém hoạt động hóa học và bền ở nhiệt độ cao , sẽ không xảy ra quá trình cháy nổ hay tạo ra các phản ứng khác khi nhiệt độ lên cao .
Để nạp dầu tai nhiệt vào hệ hoặc khi cần thiết lấy dầu ra ngoài người ta sử dụng một bơm nạp với kết cấu đường ống như trình bày ở hình vẽ …. Bơm này có hai chức năng nạp và hút . Quá trình nạp dầu vào hệ có ther từ bình xả hoặc từ bồn chứa bên ngoài , được bơm đưa vào hệ bằng hai đường hoặc dầu hút hoặc là dầu đẩy của bơm 20-F-P 01 A/B . Cũng từ các đường như trên mà bơm có tể hút dầu tải nhiệt trong hệ từ bình xả hoặc từ đầu đẩy hay đầu hút của bơm tuần hoàn 20-F-P01 A/B bơm ra các bình bên ngoài .
CHƯƠNG II MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ

I) LÒ GIA NHIỆT ( cụm Mini )
Đây là một loại lò kiểu đứng , gia nhiệt đến nhiệt độ cao cho dầu tải nhiệt đốt bằng vòi phun được gắn trên nóc lò thông gió cưỡng bức bởi mô tơ quạt gió .
Đường ống dẫn dầu tải nhiệt gylothern được chia thành 6 ống và phân thành 3 lớp vòng phía trong lò . Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ bức xạ đến bề mặt trao đổi nhiệt của ống, dòng khí thải ở nhiệt độ cao sẽ lưu chuyển đối lưu qua các lớp vòng ống và thoát ra ngoiaf miệng ống khói nhờ sự chênh lệch áp suất trong lò và khí quyển .
Ống khói lò được thông với thân lò dưới thềm đáy lò , đây là loại ống khói có cửa để dọn sạch sẽ tro , bụi và có dự kiến cho thoát khí nổ .
Công suất nhiệt 1744 Kw
Nhiệt đọ lò tối đa ( dòng dầu tải nhiệt ra khỏi lò ) 3750C
Các phụ tùng đi kèm :
· 01 Thiết bị an toàn và kiểm tra nhiệt độ dầu tải nhiệt ra khỏi lò
· 01 Thiết bị báo an toàn nhiệt độ cho khói lò
· 06 Thiết bị báo an toàn nhiệt độ cho mỗi vòng ống trong lò
· 01 Thiết bị điều khiển điện tử có ghi giá trị nhiệt độ vào/ra cảu dầu tải nhiệt gylotherm
· 01 Áp kế đo chênh lệch áp có bộ phận ngắt ( FIAL )
II VÒI ĐỐT PHUN
Số lượng : 01 vòi đốt phun loại Weishanpt loại RMS-8-2MD
Kết cấu : Được chế tạo thành một khối , motor lắp thẳng góc với dòng không khí và kéo cánh quạt . Đầu vòi phun có thể xoay qua lại quanh trục
+ Phụ tùng đi kèm bao gồm :
· Thiết bị gia nhiệt dầu nặng , điện trở gia nhiệt , nhiệt kế an toàn , thiết bị ROB ( sử dụng để đốt nguyên liệu ) .
· Hệ thống dẫn nhiên liệu đến đầu vòi phun và hệ thống ống tuần hoàn nhiên liệu .
· 02 van từ điều khiển
· 01 công tắc kiểm tra lưu lượng không khí vào bec .
· 01 bộ an toàn áp suất đầ vào bec ( gắn ở 30 bar ) .
· 01 bộ an toàn áp suất dầu đường về ( gắn ở 8 bar )
Ghi chú
Thực tế hiện nay , chỉ đốt nhiên liệu DO ( dầu nhẹ ) đã tháo bỏ hệ thống gia nhiệt điện và motor điều khiển hỗn hợp không khí/nhiên liệu . Để điều khiển lưu lượng hỗn hợp khí/nhiên liệu , công nhân vận hành lò cần phải thao tác đĩa cam có thang chiavachj dùng làm chỉ thị vị trí bằng cách xoay 900 cần xoay .
III Tủ điện điều khiển
- Hiệu điện thế nguồn 380V , 50 Hz
- Công suất 37 Kw
- Hiệu điện thế điều khiển 220V ; 50 Hz
IV Hệ thống bơm :
1) Bơm tuần hoàn :
Có hai loại bơm li tâm 20-FP-01A/B ( 01 hoạt động , 01 dự phòng ), bơm vận chuyển tuần hoàn dầu tải nhiệt gylotherm qua lò và trao đổi nhiệt 20E-12 . Lúc bơm hoạt động phải mở ly-pass để giữ ch bơm dự phòng nhiệt độ tương đương nhiệt độ hoạt động
Các thiết bị phụ tùng trang bị cho mỗi bơm :
- 01 van đầu hút
- 01 lọc hình Y
- 01 van đầu đẩy 01 van một chiều
- 01 áp kế đầu hút ( chung cho cả hai bơm )
- 01 áp kế đầu đẩy ( chung cho cả hai bơm )
- 01 đường ống nối tắt hai đầu chảy của hai bơm ( đường xông hơi )
- 01 hệ làm mát vỏ trụ bằng dòng nước tuần hoàn tháp làm lạnh
- 01 hệ làm mát trụ bơm bằng dầu tải nhiệt chứa trong bình xiphong
2) bơm nhiên liệu ( bơm cao áp ) có hai bơm 20-FP-02A/B ( bơm B được trang bị sau này so vói thiết kế ban đầu , một bơm dự phòng ) . Sử dụng loại bơm trục trục vit , bơm vận chuyển nhiên liệu DO từ bồn chứa B-03/04 ới bec đốt .
Lưu lượng bơm được khống chế bởi đĩa chỉnh cam , điều chỉnh DO vào bec đốt
Bơm được khỏi động hay ngừng dồng thời với vòi đốt làm việc hay ngừng , tương ứng các vị trí trên công tắc vòi đốt
+ các phụ tùng trang bị theo mỗi bơm bao gồm
· 01 van đầu hút
· 01 van đầu đẩy
· 01 bộ lọc
· 01 áp kế đầu đẩy
· 01 áp kế đầu hút
V Bình giản nở :
Dung tích : 2600 lít
Áp suất dư khi làm việc 9 bar
Nhiệt độ làm việc 3750C
Các thiết bị phụ kiện đi kèm theo bao gồm
· 01 bộ báo động mực tháp LAL
· 01 van an toàn
· 01 hệ chỉ thị mực
· 01 nhiệt kế
VI Bình xả
Thể tích 6000 lít
Áp suất dư khi làm việc : 9 bar
Nhiệt độ làm việc 3750C
Các thiết bị phụ trợ đi kèm
· Hệ nạp liệu và xả
· 01 hệ chỉ mực
· 01 van an toàn
· 01 van xả đáy
VII Hệ nạp khí Nitrogen
Dùng để nạp nitor , cung cấp áp suất cho lò trước khi đi vào hoạt động .
Các thiết bị gồm
· 01 van một chiều
· 01 thiết bị báo cáo khi áp suất nhỏ hơn P=8 bar.
· 01 thiết bị báo cáo khi áp suất lớn hơn P=9 bar .
· 01 thiết bị giữ áp suất nitor cho hệ au khi nạp ( regulator ) , gán ở 9 bar . Suất tối đa là 16 bar là áp suất khí nitor vào .
VIII Các thiết bị điều khiển tự động
ITC-802 Điều khiển nhiệt độ dòng dầu tải nhiệt đến trao đổi nhiệt 20-E-12 thông qua van TCV-802 ( giá trị gán : 2750C )
PIC-815 : Điều khiển áp suất dòng dầu tải nhiệt ra khỏi lò đến 20-E-12 thông qua van PCV-815 ( gí trị gán : 11,4 bar )
IX Bồn chứa nhiên liệu
Có hai bồn B-03/04 , dung tích là 6 m3 , đặt nằm ngang .
Các thiết bị đi kèm cho mỗi bồn :
· 01 ống thủy để thoe dõi mực nước trong quá trình chạy hoặc nhận nguyên liệu .
· Van cấp nguyên liệu cho hệ vào lò
· Van nạp nhiên liệu vào bồn chứa
· Van xả đáy
Chương III : HOẠT ĐỘNG CỦA LÒ GIA NHIỆT
I) Hướng dẫn chung chuẩn chuẩn bị hệ thống vào hoạt động :
Trước khi vận hành lò lần đầu hay sau mỗi thời gian sữa chữa lâu , cần kiểm tra toàn bộ hệ thống trước lúc khởi động .
Các bước kiểm tra như sau :
1. Kiểm tra hệ thống dường ống so sánh với sơ đồ hoạt động
2. Kiểm tra đường ống liên quan đến các điểm cố định , điểm di động và điểm giản nở .
3. Ở các điểm cao của hệ thống đường ống phải có nút thông hơi và ở những chổ thấp phải có chổ xả cặn . Thông hơi giữa bình xả và bình giản nở có nút thông hơi khí quyển . Thông thường kiểm tra sự cố rò rỉ thì phải đảm bảo không nguy hiểm cho người và môi trường
4. Kiểm tra kết cấu và thành phẩm của lò nung phải đảm bảo rằng không có sự nứt hay hư hỏng lớn . Phải có hệ thống cung cấp gió vào hay ra khỏi lò .
5. Sau khi lắp ráp hay sữa chữa xong , toàn bộ hệ thống phải được don sạch . Đảm bảo rằng đã thử khí nén trong đường ống và đã làm sạch các binh chứa .
6. Kiểm tra độ kín : Độ kín của bệ phải được kiểm tra bằng không khí hoặc khí trơ có thẻ sử dụng một dung dịch nước xà phòn phết lên trên các mối nối mặt bích hay ở các mối hàn để dẽ nhậ biết . Cần tôn trọng các giá trị áp suất tối đa của thiết bị . Tránh sử dụng để kiểm tra áp lực vì nước rất lâu khô và hơn nữa nước còn sinh ra rất nhiều vấn đề khi sử dụng chất tải nhiệt .
7. Kiểm tra cẩn thận hệ thống nạp dầu tải nhiệt , dầu có thể nạp bằng thùng hoặc bình chứa hoặc xe cam nhông xitet . Trình tự nạp dầu sẽ nêu rõ ở phần sau .
8. Để đảm bảo dòng nhiên liệu đốt lò nặng chuyển sang đốt lò nhẹ hoặc ngược lại , cần pahir vặn nút tủ điều khiển và đóng mở các van trên hệ thống đườn dẫn nhien liệu một cách hợp ý .
II) Nạp dầu tải nhiệt
1. Một và chú ý ban đầu
1.1 Để loại các hạt nước ở trong dầu tải nhiệt , không được nạp nitor cho hệ thống , nếu không hơi nước sinh ra sẽ không thoát ra khỏi hệ thống .
1.2 Sau khi khử nước trong dầu tải nhiệt ta có thể sử dụng thiết bị giữ áp suất khi nitor trong hệ thống lò bằng cách chỉnh đồng hồ áp suất ở áp suất 9 bar . Trong trường hợp áp suất hạ xuống còn 8,5 bar hoặc tăng lên đến 11 bar thì sẽ có báo động sự cố . Nếu áp suất tăng lên đến 11,5 bar van an toàn ở bình xả sẽ mở ( các P ghi ở trên tương ứng với nhiệt độ làm việc 3750C của dầu tải nhiệt )
1.3 Trong quá trình nạp dầu tải nhiệt không chạy bơm tuần hoàn
+ Ghi chú :
- Hiện nay nhiệt độ làm việc của dầu tải nhiệt thấp khaongr từ 3200C – 3600C nên áp suất nitơ trong hệ thống không nhất thiết phải cao , giá trị thực tế hiện tại là 3,5 bar . Vì thế nên không sử dụng hệ thống thiết bị giữ áp suất như đã nêu ở trên .
- Trong quá trình loại nước lẫn trong dầu tải nhiệt thì không như trong phần hướng dẫn chung mà sẽ có một van thông hơi để loại nước cần được mở chứ không phải là van an toàn .
2. Nạp dầu tải nhiệt
2.1 Kiểm tra độ kín của cả hệ thống : Bộ phận đốt , các thiết bị phụ thuộc và hệ đường ống theo quy định
2.2 Mở tất cả van đóng , van diều khiển trên đường ống đi và về của của tải nhiệt .
2.3 Mở van tắt của bình giản nở
2.4 Mở và đóng các van từ bình chứa đến lò gia nhiệt , từ bình chứa đến bình xả một cách hợp lý .
2.5 Đóng cần đóng mở chung ( cầu gia điện chính )
2.6 Kéo nút “ ngừng khẩn cấp “
2.7 Bóng đèn “ Thiếu Dầu “ sáng lên
2.8 Nạp dâu bằng bơm điện hoặc bơm tay bơm bằng điện bằng cách ấn nút “ Bơm Nạp Chạy “ và giữ nút này trong lúc nạp dầu và đồng thời đèn “ Bơm Nạp “ cháy sáng
2.9 Khi mực tối thiểu chất lỏng tải nhiệt đạt được trong bình giản nở , đèn báo hiệu “ Thiếu Dầu “ sẽ tắt .
2.10 Ngưng nạp dầu , đóng các van hệ nạp dầu . Tất cả các van khác cũng như van an toàn còn phải để loại các hạt nước lẫn trong dầu tải nhiệt .
2.11 Xả gió cho không khí còn trong bơm tuần hoàn và ống hút thoát ra ngoài đồng thời làm đầy bằng dầu tải nhiệt ( có thể xem tài kiệu hướng dẫn kĩ thuật của bơm – phần cơ khí )
2.12 Làm thoát không khí còn ở trong các áp kế và thiết bị đo chênh lệch áp suất
2.13 Nếu có một lúc napf đó , đèn báo hiệu “ Thiếu Dầu “ lại cháy sáng , ta lại phải nạp dầu tải nhiệt một lần nữa
3. Loại bỏ các hạt nước lẫn trong dầu tải nhiệt sau khi nạp
3.1 Vận hành lò gia nhiệt như hướng dẫn ở phần sau , gán giá trị điều khiển nhiệt độ ở nhiệt độ 1100C .
3.2 Mỏ van xả khí ở ống xả tràn ( có thể mở thêm van tắt của bình giản nở )
3.3 Dần dần theo nhiệt độ tăng của dầu tải nhiệt , các hạt nước lẫn trong dầu tải nhiệt bắt đầu bay hơi , hơi nước được dẫn đi trong các ống nối giữa ống dẫn dầu đi và về bình giản nở . Từ bình giản nở các hạt nước được thoát ra bằng ống tràn , van thông hơi được mở cho mục đích này .
3.4 Khi có một túi hơi đến bơm , lò gia nhiệt sẽ ngừng hoạt động ngy và sẽ có báo động sự cố bơm tuần hoàn vẫn tiếp tục chạy . Lúc này đèn sự cố “ Dòng Hoàn Lưu Xấu “ cháy sáng và kèn sẽ kêu .
3.5 Vặn khóa đóng mở của vòi đốt sang vị trí số 0 “ ngừng vòi đốt “
3.6 Sau một thời gian , túi hơi nước sẽ thoát khỏi bơm tuần hoàn như đã được nêu trên . Lúc này chênh lệch áp suất ở thiết bị đo chênh lệch áp suất sẽ trở lại giá trị không đổi .
3.7 Đèn báo hiệu sự cố “ Dòng Hoàn Lưu Xấu “ tắt .
3.8 Nhấn nút “ An Toàn “ đèn báo “An Toàn “ cháy sáng .
3.9 Đóng khóa , đóng mở của vòi đốt . Quy trình từ mục 4 đến mục 10 được lặp đi lặp lại cho đến khi mọi hạt nước được loại bỏ khỏi dầu tải nhiệt .
3.10 Sau khi loại hơi nước xong , tùy theo tình hình mà đóng hay mở van điều khiển và các van thông hơi
Lúc này có thể tiến hành nạp khí nitơ vào hệ và chuẩn bị đưa hẹ vào hoạt động
III Khởi Động Và Ngưng Lò Gia Nhiệt
1. Khởi Động Lò
1.1 Đóng cần đóng mở chung
1.2 Kéo nút ngừng khẩn cấp
1.3 Gán giá trị đều khiển nhiệt độ cho thiết bị điều khiển nhiệt độ
1.4 Vặn nút “ Chọn bơm “và vặn nút “ Chọn Chế Độ “ của bơm tuần hoàn tương ứng vào vị trí “ Làm Việc “ . khi bơm chạy , mở từ từ van đầu đẩy của bơm và kiểm tra áp đầu đẩy .
1.5 Vặ nút “ Chọn Bơm Cao Áp “
1.6 Nhấn nút “ An Toàn “ đèn báo “ An Toàn “ cháy sáng .
1.7 Vặn nút “ Vòi Đốt “ sang vị trí số 1, đèn làm việc “ Cháy Sáng “
1.8 Khi đèn báo hiệu “ Lưu Lượng nhỏ “ cháy sáng tức là lò đã đốt được
1.9 Khi nhiệt độ đạt giá trị 1000C , thiết bị an toàn nhiệt độ cho hoạt động đồng thời với giá trị kiểm tra chênh lệch áp suất
1.10 Khi nhiệt độ đạt giá trị gán ở thiết bị điều khiển nhiệt độ , vòi phun sẽ tự động tắt . Khi nhiệt độ thấp vòi phun sẽ tự động mồi lại .
1.11 Người dẫn nhiệt độ lò theo yêu cầu vận hành cụm Mini
Ghi chú :
Việc tăng giảm nhiệt độ là được thực hiện bằng cách xoay cam chỉnh để thay đổi lưu lượng dầu vào bec đốt , nhằm thay đổi nhiệt độ lò theo ý muốn .
2. Ngừng Lò Gia Nhiệt
2.1 Vặn khóa “ Vòi Đốt “ sang vị trí số 0
2.2 Vặn khóa “ Chọn Chế Độ “ của bơm tuần hoàn sang vị trí số 2 “ Làm Lạnh “ . Khi nhiệt độ giảm xuống còn 1000C của dầu tải nhiệt ra khỏi lò bơm tuần hoàn sẽ ngừng tự động
2.3 Đóng van đầu đẩy bơm tuần hoàn
Ghi Chú “
Thực tế thì khoảng nữa giờ sau khi chuyển qua chế độ làm lạnh thì bơm tuần hoàn sẽ nghưng hoạt động . Do đo , sau khi thực hiện bước một thì sẽ tiếp tục chạy bơm tuần hoàn ở chế độ làm việc cho đến khi nhiệt độ dòng dầu dầu ra khỏi lò là 1000C thì ngừng bơm .
IV Sự Cố , Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
- Khi xảy ra sự cố mất điện lò ngừng hoạt động . Khi có điện lại người vận hành lò cần phải thao tác đúng theo quy định khởi đông lò . Ngoài ra khi xảy ra bất kỳ báo động sự cố nào trong hệ thì :
[FONT=&quot]► [/FONT]Kèn báo động sẽ kêu
[FONT=&quot]► [/FONT]Đèn “ An Toàn “ tắt ( ngoại trừ đối với các sự cố vòi đốt đèn vẫn sáng )
[FONT=&quot]► [/FONT]Tắt vòi đốt tương ứng với các đèn “ Lưu Lượng Nhỏ “ , “ Bơm Cao Áp “ tắt
[FONT=&quot]► [/FONT]Đèn báo sự cố tương ứng sẽ cháy sáng
- Để đưa lò hoạt động ổn định trở lại , công nhân vận hành lò cần phải thao tác theo trình tự sau :
· Nhấn nút “ Ngừng Còi “
· Nhấn nút xóa sự cố tương ứng . Nếu sự cố được xóa sạch thì đèn báo sự cố sẽ tắt . Trong trường hợp sự cố không được xóa thì đèn báo sự cố sẽ vẫn sáng và chỉ tắt khi sự cố đã được xóa , công nhân vậ hành cần phải nhấn laị lần thứ 2
[FONT=&quot]► [/FONT]Nhấn nút “ An Toàn “ đèn “An Toàn “ cháy sáng
[FONT=&quot]► [/FONT] Chỉnh cam chỉnh về vị trí lửa mồi ( ứng với vạch chia ở 3,5 ) để mồi lại và đốt . Khi đèn “ Lưu lượng nhỏ “ cháy sáng đồng nghĩa với việc òi đốt đã đốt lại được .
[FONT=&quot]► [/FONT]Chỉnh đĩa cam chỉnh để thời gian dần nhiệt độ lò theo yêu cầu vận hành .

§ SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ
1 . Sự cố :
- Đèn “ Thiếu Dầu “ sáng

+ Nguyên nhân :
- Thiết bị kiểm tra mực dầu
bị hỏng
- Mực dầu trong bình giản
nở thấp
+ Xử lý
- Thay thế

- Chạy bơm nạp dầu

2 . Sự cố :
- Đèn hoàn lưu xấu sáng
+ Nguyên nhân
- Thiết bị FIAL bị hỏng
- Bộ lọc bị tắt
- Có nước trong dầu tải
nhiệt
+ Xử lý
- Thay thế
- Vệ sinh bộ lọc
- Khử nước dầu tải nhiệt
3 Sự cố
- Đèn “ nhiệt khói cao “ sang
+ Nguyên nhân
- Nhiệt kế báo hiệu hỏng
- Nhiệt kế báo hiệu sai
- Bề mặt trao đổi nhiệt lò tự đỏ
+ Sử lý
- Thay
- Chỉnh lại
- Vệ sinh bề mặt trao trao đổi nhiệt
4 . Sự cố
- Đèn “ Nhiệt độ dầu cao”
+ Nguyên nhân
- Nhiệt kế báo hiệu hỏng
- Nhiệt đọ dầu tải nhiệt ra
khỏi lò cao hơn nhiệt độ an toàn
+ Xử lý
-Thay
- Giảm nhiệt độ lò ,giảm feet hoặc đấu tắt sự cố
5 Sự cố
- Sự cố vòi đốt “ không phát tia lửa lúc mồi “
+ Nguyên nhân
- Các điện cực chập nhau
- Các điện cực quá xa
- Điện cực bẩn ướt
- Cách điện bể
- Biến thế hỏng , dây điện hỏng
- Tủ điện hỏng
+ Xử lý
- Chỉnh
- Chỉnh
- Lâu chùi
- Thay
- Thay

- Tìm lý do xử lý
6 Sự cố
- Mô tơ không chạy
+ Nguyên nhân
- Rơle nhiệt bị đứt
- Môtơ hỏng
- Tủ điện bị hỏng
+Xự cố

- Thay
- Thay
- Kiểm tra tìm cách xử lý
7 Sự cố
- Mô tơ không chạy
+ Nguyên nhân
- Van, đầu hút đóng
- Bộ lọc bẩn
- Van một chiều không kín
- Áp suất thấp
- Đầu hút không kín
+ Xự cố
- Mở van
- Vệ sinh bộ lọc
- Thay kim , hoặc cân chỉnh
- Thay bơm
- Siết khớp nối
8 Sự cố
- Vòi đốt phun không tốt
+ Nguyên nhân
- Đầu vòi phun chưa siết chặt
- Lỗ vòi phun bị bịt kín
- Bộ lọc bị bịt kín
- Bị mòn
- Van một chiều hỏng
+Xử lý
- Siết chặt van
- Tháo, vệ sinh
- Tháo, vệ sinh
- Thay
-Thay
9 Sự cố
- Đầu bảo vệ vòi ẩm ướt , cặn cốc
+ Nguyên nhân
- Lưu lượng khí không phù hợp
- Dầu không đứng
- Vòi phun không phù hợp
+ Xử lý
- Chỉnh
- Thay
- Thay
10 Sự cố
- Van điện từ không mở, không kín
+ Nguyên nhân
- Có bẩn ở van
- Cuộn dây từ hỏng
+ Xử lý
- Vệ sinh
- Thay
11 Sự cố
- Đèn “ Sự cố ống 1,2,3,4, 5 hoặc 6 “ sang
+ Nguyên nhân
- Nhiệt kế báo hỏng
- Nhiệt kế báo sai giá trị
- Nhiệt độ dầu tải nhiệt cao hơn giá trị an toàn
+ Xự cố
- Thay thế
- Chỉnh lại
- Vệ sinh vòi đốt , đấu tắt an toàn hoặc thay dầu tải nhiệt



Vì lý do mình không biết sài tablo nên ko để bảng được mong các bạn thông cảm
Trích từ “ SỔ TAY VẬN HÀNH Ở NHÀ MÁY CÁT LÁI QUẬN 2 “ có gì sai sót mong các bạn đính chính và bổ sung thêm :cheers[1]: :cheers[1]:

Xin chân thành cảm ơn
:thank: :thank: :thank: :thank: :thank: :thank: :thank:
Trả lời


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách